Tinh dầu xông
-
dạng lưới
-
danh sách
Xem tất cả 4 kết quả
- dạng lưới
- danh sách
Xem tất cả 4 kết quả
-
Tinh dầu hoa hồi 04
Sẵn có: Còn hàngHết hàng
Tinh dầu hồi là
Tinh dầu hoa hồi là sản phẩm được chiết xuất từ quả của cây hồi. Để có được một sản phẩm tinh dầu hồi nguyên chất, giữ được những đặc tính quý của quả hồi công đoạn sản xuất rất được chú trọng. Người ta tách tinh dầu từ quả hồi bằng cách chưng cất phân đoạn lôi kéo hơi nước, trích đoạn phân ly. Khi ra thành phẩm, tinh dầu hồi nguyên chất có dạng sánh đặc trưng, không màu hoặc có màu vàng nhạt, bên cạnh mùi hương rất thơm đặc trưng.
Trong tinh dầu hồi có thành phần chính là trans-anethol ngoài ra còn hơn 20 hợp chất khác. Nồng độ trans-anethol từ 85% trở lên và cis-anethol – một thành phần có độc tính, không được vượt quá 3% sẽ đạt tiêu chuẩn quốc tế của tinh dầu hồi tự nhiên nguyên chất.
Công dụng của tinh dầu hồi
Tinh dầu hồi là một sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên có thành phần hóa học đa dạng, mang tính ấm, vị cay. Với những công dụng tuyệt vời, nó được nhiều người coi là “món quà tuyệt vời cho sức khỏe”. Tinh dầu hồi dùng để làm gì mà lại được mọi người gọi với cái tên mỹ miều đến vậy?1. Tác dụng tốt với hệ hô hấp
Tinh dầu hồi rất tốt cho hệ hô hấp với thành phần có khả năng chống khuẩn. Nó giúp bảo vệ đường hô hấp, phòng chống các vấn đề hô hấp hiệu quả, tinh dầu hồi còn hỗ trợ điều trị những vấn đề về hen suyễn, ho gió, ho khan. Đặc biệt, tinh dầu hồi còn có khả năng long đờm giúp giảm cảm giác khó chịu khi bị viêm họng.
2. Tác dụng tốt với hệ tiêu hóa
Tinh dầu hồi có tính ấm chính vì vậy giúp ổn định hệ tiêu hóa, tăng nhu động đường ruột và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa những vấn đề như khó tiêu, buồn nôn, kiết lỵ, tiêu chảy.
3. Tác dụng tuyệt vời trong việc sát khuẩn vết thương
Đặc tính mạnh mẽ nhất của tinh dầu hồi chính là giúp sát khuẩn và phòng chống viêm nhiễm vết thương, phòng các bệnh ngoài da hiệu quả, bảo vệ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như hoạt động của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Đồng thời, nó giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể mà không lo sợ tác dụng phụ như khi dùng thực phẩm chức năng.
4. Tác dụng giảm đau thần kì
Tinh dầu hồi có khả năng kháng viêm giảm đau rất thần kì. Chúng được đặc biệt sử dụng trong những trường hợp đau nhức xương khớp, đau lưng, đau bụng, đau toàn thân và cả đau đầu.
5. Ốm vặt với tinh dầu hồi, chuyện nhỏ!
Nhờ có tính nóng, nên tinh dầu hồi có khả năng làm ấm cơ thể, giúp làm dịu và thư giản cơ thể hiệu quả. Đồng thời, nó giúp trị hàn, hỗ trị chữa các bệnh như cảm lạnh, thương hàn và sốt nóng lạnh rất tốt.
6. Mùi hương đặc trưng có giá trị thư giãn
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của mọi người, tinh dầu hồi còn có hương thơm đặc trưng. Đặc biệt hơn, hương thơm đặc trưng này còn có giá trị giúp thư giãn, đồng thời giúp sát khuẩn không khí rất tốt, đẩy lùi các loại vi khuẩn và virut gây bệnh. Ngoài ra tinh dầu hồi mang tính nóng cũng được áp dụng trong massage làm cơ thể thư giãn hiệu quả. Trong những nguyên cứu khoa học, tinh dầu hồicòn giúp kích thích tuyến sữa các bà mẹ sau sinh và ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.
7. Kích thích ngon miệng khi dùng trong các món ăn
Tinh dầu hồi có khảng năng loại bỏ mùi hôi, tanh của thực phẩm, làm dậy mùi hương cho món ăn, kích thích ngon miệng. Khi sử dụng trong các món ăn, hương vị cay nồng đặc trưng của hoa hồi được hòa quyện với các hương vị vốn có của món ăn làm dậy lên mùi vị riêng biệt, đặc trưng.
8. Tác dụng làm sạch lỗ chân lông, bụi bẩn
Xông mặt với tinh dầu hồi 1-2 lần mỗi tuần sẽ giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, lấy đi bụi bẩn và mồ hôi. Tuy nhiên, không nên xông mặt quá nhiều sẽ khiến da yếu và dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài. -
Tinh dầu quế 03
Sẵn có: Còn hàngHết hàng
Thông số sản phẩm
Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
Màu sắc: Màu vàng sẫm đến màu nâu nhạt
Hương thơm: Mùi hương quế cực mạnh
Tỷ trọng ở 20 độ C: 1,040 – 1,072
Năng suất quay cực ở 20độ C: – 1 đến +10.
Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C: 1,590 – 1610
Thành phần chính: Aldehyd cinamic > 70%
Thông tin sản phẩm
Tên tiếng Anh: Cinnamon oil
Tên khoa học: Oleum Cinnamomum
Xuất xứ: Yên Bái & Quảng Nam – Việt Nam.
Thành phần chiết xuất: Vỏ, cành và lá quế
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nướcMô tả thực vật:
Cây Quế thuộc họ Long não Lauraceae. Cây cao 18 – 20m, đường kính 45 – 50cm, thân thẳng, tròn. Vỏ màu xám nâu, có mùi thơm. Cành non vuông 4 cạnh, màu xanh nhạt, phủ lông dày màu nâu đen, sau nhẵn. Lá đơn, mọc cách, hình thuôn trái xoan, dài 10 – 18cm, rộng 4 – 6cm. Phiến lá cứng dày, mặt dưới màu do lục, có lông thưa. Có 3 gân xuất phát từ gốc, nổi rõ, những gân bên nổi rõ ở mặt trên. Cuống lá dài 1,4 – 2,5cm. Quả hình viên trụ, màu tím hồng. Ở Việt Nam chủ yếu là giống quế Cinnamomum Cassia (được coi là “Thần Quế”, bởi hàm lượng tinh dầu đạt hàng thượng phẩm) được trồng và mọc trong rừng thứ sinh ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Nam….Công dụng:
Tinh dầu quế sử dụng trong công nghiệp chế rượu mùi, nước hoa, chế biến nhiều hương liệu có giá trị
Tinh dầu quế làm nguyên liệu dược phẩm chế tạo cao xoa, chữa cảm mạo ho hen do lạnh, đau bụng, đau cơ và đau dây thần kinh do lạnh, kích thích thần kinh, tăng hô hấp và hoạt động của tim, sát khuẩn, kích thích ruột và tẩy giun.
Dùng massage trong trị liệu thẩm mỹ
Tinh dầu quế là nguyên liệu để sản xuất gia vị phổ biến toàn thế giới
Sử dụng làm thơm cơ thể, các vật dụng trong gia đình
Dùng xông để khử mùi hôi tanh, thanh lọc không khí
Đánh bóng đồ gỗ và nhiều tác dụng khácThận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra -
Tinh dầu tràm 02
Sẵn có: Còn hàngHết hàng
Dầu tràm là một trong những loại dầu, tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Dầu tràm được tạo ra bằng phương pháp chưng cất tinh dầu của cây tràm gió – Cajeput với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe và làm đẹp.
1. Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh về đường hô hấp
Dầu tràm giúp giảm ho, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp viêm thanh quản, phế quản,… Khi bị nghẹt mũi có thể ngửi tinh dầu tràm gió để thông mũi, giảm triệu trứng sổ mũi. Mùi hương của tinh dầu tràm gió còn giúp phòng ngừa dịch bệnh theo mùa hiệu quả.
2. Dầu tràm giúp làm đẹp da
Nhờ tính sát khuẩn, làm se nên tinh dầu tràm giúp trị mụn trứng cá, mụn mủ, viêm da, nhiễm nấm da, vảy nến, lang ben,… Vậy nên dầu tràm cũng là thành phần hoàn hảo bổ sung cho thói quen chăm sóc da hàng ngày giúp da săn chắc và láng mịn.
3. Giảm đau nhanh bằng dầu tràm
Dầu tràm có tác dụng giảm đau hiệu quả trong đau dầu, đau cơ,…Xoa bóp dầu tràm ở vùng trán để giảm cơn đau đầu mà không cần dùng thuốc tây. Ngoài ra, tinh dầu Cajeput còn có tác dụng kháng viêm nên khi pha loãng cũng có thể giúp giảm bớt đau nhức từ cơ, viêm khớp. Dầu tràm luôn đồng hành cùng các vận động viên chuyên nghiệp, bất cứ ai cần sau khi vận động gắng sức.
Trong nha khoa, dầu tràm còn được dùng để giảm đau sau khi nhổ răng.
4. Chống viêm – kháng khuẩn
Dầu tràm có tính chất đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm hiệu quả. Chúng được sử dụng để phòng và trị nhiễm trùng móng, nấm chân, mụn cóc, trị mẩn ngứa, sát khuẩn chống nhiễm trùng, phòng ngừa viêm lợi, loét miệng….
5. Trị liệu bằng hương thơm
Dầu tràm được khuếch tán trong không khí mang lại hương thơm tươi mát giúp sát khuẩn, thanh lọc không khí, thư giãn, giảm mệt mỏi, nâng cao tinh thần,… và đuổi côn trùng. Ngoài ra khi hít tinh dầu tràm gió còn giảm tình trạng nghẹt mũi.
6. Hỗ trợ hệ tuần hoàn – tăng tiết mồ hôi
Dầu tràm Cajeput kích thích tuần hoàn, làm ấm cơ thể và tăng tiết mồ hôi. Nhờ kích thích chức năng tiết mồ hôi giúp thải độc tự nhiên, hạ sốt và giải cảm.
7. Giảm co thắt cơ, chuột rút
Dầu tràm giúp giảm co thắt, giảm đau trong trường hợp chuột rút, co cơ bắp. Hãy pha loãng dầu tràm với dầu nền yêu thích sau đó dùng xoa bóp. Dầu tràm gió Cajeput là lựa chọn tuyệt vời sau khi luyện tập vì chúng giúp giảm đau, giảm viêm và co thắt cơ.
8. Đuổi côn trùng và điều trị vết côn trùng cắn
Một trong những tác dụng của dầu tràm được yêu thích là đuổi côn trùng như muỗi, ruồi,… hiệu quả, khiến chúng tránh xa căn nhà của bạn. Ngoài ra có thể dùng để bôi lên vết côn trùng cắn để giảm sưng, giảm ngứa.