Xông hơi từ lâu đã được biết đến là liệu pháp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp rất an toàn, hiệu quả. Ngày nay, những nghiên cứu mang tính khoa học một lần nữa đã khẳng định các tác dụng của xông hơi là hoàn toàn có căn cứ. Điều này đã làm cho nhu cầu của mọi người tìm đến với biện pháp này ngày một nhiều hơn. Trước khi lựa chọn xông hơi để chăm sóc sức khỏe, thư giãn tinh thần và làm đẹp, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về tác dụng của nó nhé.
Xông hơi có từ bao giờ?
Theo các tài liệu Y học thì xông hơi là một phương pháp đơn giản của dân gian đã có từ rất lâu đời. Dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách ra mồ hôi của cơ thể do hệ thần kinh tự động điều khiển. Việc tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại biên qua xông hơi không những có thể giúp giải cảm, hạ sốt mà còn được vận dụng để làm tiêu thủng tán thấp, hạ cao huyết áp và giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp khác nhau.
Thủa xưa khi chưa có sự phát triển của phòng xông hơi thì người ta thường dùng cách xông hơi bằng nồi xông. Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn nở mạch máu dưới da vừa kích thích lưu thông khí huyết vừa thúc đẩy việc đào thải hàn khí hoặc thấp khí ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi. Do đó xông hơi có thể làm giải cảm hoặc hạ sốt.
Ngày nay, việc lắp đặt phòng xông hơi chuyên dụng và trang bị các thiết bị xông hơi đi kèm như máy xông hơi, đá xông, nguyên liệu, ghế ngồi, xô gáo … đã giúp cho hoạt động này trở nên tiện dụng và an toàn hơn.
Các tác dụng của xông hơi
Sở dĩ xông hơi tồn tại và phát triển tới tận bây giờ là nhờ vào các tác dụng thần kì của nó đối với sức khỏe con người. Các tác dụng của xông hơi có thể chia ra 2 khía cạnh đó là chữa bệnh và làm đẹp.
Xông hơi chữa bệnh
Xông hơi được coi là phương pháp chữa bệnh độc đáo. Khi cơ thể có các triệu chứng sốt nóng, sốt rét, đau mỏi cơ thể, căng thẳng đầu óc thì tiến hành xông hơi. Chữa bệnh bằng phương pháp này được tiến hành xông theo nhiều cách khác nhau: xông toàn thân khi cảm mạo hoặc xông cục bộ khi viêm mắt, viêm mũi, buồn bực ống chân, đau lưng… là những bệnh thường gặp khi giao mùa.
Các dược liệu để xông hơi thường là các loại thuốc cây lá trong vườn có tác dụng mở tuyến mồ hôi và chứa tinh dầu. Đó là các loại lá có mùi thơm, tức có chứa các thành phần bay hơi: tinh dầu, coumarin, các chất terpen… có khả năng kích thích tuyến mồ hôi: lá sả, khuynh diệp, tía tô, kinh giới, hương nhu, bạc hà, cúc tần…
Ngoài ra kết hợp thêm các loại cây có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu như: lá tre, lá duối, lá mây hay lá và dây khoai lang, rễ khoai lang chứa nhiều chất nhựa có tác dụng nhu nhuận đường tiêu hóa.
Như vậy, tác dụng chung của các cây thuốc nói trên là làm cho cơ thể ra mồ hôi dẫn đến hạ nhiệt khi sốt cao, thanh nhiệt giải độc và nhuận hạ, giúp cơ thể thải nhiệt qua đường đại tiểu tiện.
Nếu cơ thể bị cảm lạnh, đau mỏi thì tiến hành xông hơi toàn thân. Nếu bạn không có phòng xông hơi ướt thì sử dụng nồi xông, bỏ nguyên liệu vào nồi nước và đun sôi 5 đến 7 phút thì đặt nồi xuống. Đưa nồi nước xông vào phòng tắm kín, sau đó ngồi trên chiếc ghế cao hơn, chọn vị trí đăt nồi cho an toàn và đảm bảo hơi xông sẽ thoát được nhiều nhất phả vào cơ thể. Dùng chăn chum kín người để hơi nước thẩm thấu vào da.
Nếu bạn có phòng xông hơi ướt thì các thực hiện đơn giản hơn. Bạn cho dược liệu vào hộp nguyên liệu của máy xông hơi, đóng cửa phòng xông, bật máy xông hơi để tạo hơi. Khi hơi nước đủ thì tiến hành xông hơi như bình thường.
Trong quá trình xông, thỉnh thoảng lại quấy đảo để cho hơi bốc mạnh. Khi hơi đã giảm, người bệnh uống bát nước lá xông. Như vậy, dưới tác động của hơi nước bão hòa, tinh dầu của các dược liệu đã kích thích khai mở lỗ chân lông, làm mồ hôi thoát ra. Việc uống bát nước lá xông có ý nghĩa làm ấm bên trong, tăng áp lực thẩm thấu, đẩy tiếp mồ hôi ra ngoài, tăng sức giải cảm. Chú ý, cần lau nhanh mồ hôi, mặc áo ngay, tránh gió lùa. Và không ra gió sau khi xông.
Trường hợp xông cục bộ hay còn gọi là xông bộ phận cơ thể ví dụ như đau mắt, đau mũi do viêm xoang, xông họng, xông vùng kín thì bạn tiến hành như sau:
Cũng tiến hành thao tác nấu lá xông như trên. Lấy ra xông trực tiếp lên mắt, mũi, bộ phần cần xông. Lúc đầu nên để xa mắt, khi nguội dần để gần lại; nên trùm kín một cái khăn sạch để tập trung hơi xông. Sau khi xông, gạn lấy nước trong, rửa lại bộ phận cần xông.
Với các cách xông hơi như trên bạn sẽ tìm lại được cảm giác thư thái và sảng khoái rất dễ chịu. Những trường hợp như cảm mạo sẽ thấy cơ thể bình phục rất nhanh chóng. Còn với các trường hợp đau nhức xương khớp thì hiệu quả sẽ thấy rõ rệt sau vài ba lần xông.
Xông hơi làm đẹp
Ngoài tác dụng chữa bệnh thì xông hơi giúp làm đẹp hiệu quả. Nó có tác dụng làm đẹp da, mượt tóc, giảm béo hiệu quả.
Quá trình xông hơi khô hoặc xông hơi ướt đều giúp cơ thể bài tiết mồ hôi, các chất bẩn cơ thể sẽ thoát ra lỗ chân long thông thoáng, ngăn ngừa mụn nhọt rất tốt. Không những thế hơi nước và tinh chất lá xông sẽ thẩm thấu vào da giúp cho da giữ được độ ẩm, làm mờ thâm nám.
Cũng nhờ xông hơi làm cho mồ hôi thoát ra nên lượng mỡ thừa sẽ theo tuyến mồ hôi mà mốc dần ra ngoài. Khoa học đã so sánh rằng xông hơi giúp giảm năng lượng hơn chạy bộ 5 lần. Do đó, xông hơi được nhiều chị em lựa chọn là liệu pháp làm đẹp an toàn.