Hiện tượng trầm cảm sau sinh đang là mối nguy hiểm mà ít người biết đến. Gần đây đã có những hậu quả đau thương xảy ra bởi chứng bệnh trầm cảm sau sinh này. Và để phòng chống bệnh này thì có 1 số cách như quan tâm, chăm sóc đến những người mẹ sau sinh, môi trường thoải mái… mách bạn phương pháp sử dụng phòng xông hơi kết hợp máy xông hơi để đem lại tinh thần thoải mái, giảm stress, tăng cường sức khỏe, máu lưu thông tốt …. giúp xua tan căn bệnh này.
Hiện tượng trầm cảm sau sinh
Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ có một sự thay đổi lớn về tâm, sinh lý. Người mẹ trải qua một thời gian ở trong tâm trạng mong chờ con ra đời, vui mừng đón chào thiên thần bé nhỏ nhưng có một tỉ lệ khoảng 85% các bà mẹ có những cảm giác buồn thoáng qua, với những biểu hiện như có tâm trạng buồn và chán, khó khăn trong giấc ngủ, dễ bị kích thích, sự ngon miệng thay đổi, có vấn đề về sự tập trung chú ý. Những biểu hiện này thường gặp trong một vài ngày đầu sau khi sinh và tối đa kéo dài hai tuần do có sự thay đổi về hormon ngay sau sinh. Nhưng nếu những biểu hiện này kéo dài hơn hai tuần, đó là dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm sau sinh khiến phụ nữ chán nản, mệt mỏi và bế tắc
Sự thay đổi về đời sống, bữa ăn, giấc ngủ mà cơ thể của mẹ chưa kịp thích nghi, lại thêm những áp lực trong việc chăm con, những vụng về bỡ ngỡ không được cảm thông chia sẻ. Lâu dần chúng sẽ tích tụ lại và khiến cho tâm lý của người mẹ trở nên nặng nề, u uất. Không những vậy, một số người phụ nữ sống bất đồng với gia đình chồng, hoặc tình cảm vợ chồng sứt mẻ, chồng bộ bịch, ngoại tình, làm mẹ đơn thân, rất nhiều khó khăn chồng chất và làm cho người mẹ quá sức chịu đựng. Khi phẫn uất không được tỏ bày, người mẹ sẽ nảy sinh những luồng tâm lý tiêu cực, có thể tự đày đọa bản thân, không buồn ăn uống, chán nản hoặc đổ lỗi sang cho đứa trẻ, trở nên lãnh cảm, thờ ơ với chính đứa con mình sinh ra.
Ảnh hưởng của trầm cảm đến mẹ và bé
Trầm cảm ở mẹ mới sinh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của chính người mẹ và em bé.
Đối với người mẹ, cảm giác buồn chán, mệt mỏi đeo bám khiến họ lúc nào cũng trong trạng thái tâm lý căng thẳng, lo âu. Những biểu cảm này có khi thái quá và dẫn đến việc không điều chỉnh được cảm xúc, khóc cười vu vơ. Mệt mỏi, tinh thần không ổn định và không buồn ăn uống nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người mẹ, nguồn sữa cho bé. Một số mẹ có thể bị suy nhược trầm trọng về thể lực và cả trí lực.
Bé bị ảnh hưởng trực tiếp nếu mẹ bị trầm cảm
Trầm cảm khiến mẹ hắt hủi cả chính đứa con mình sinh ra. Đây là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả đau lòng xảy ra. Người mẹ cho con là nguồn cơn và là nguyên nhân gây nên sự tủi cực của mình nên sinh ra chán ghét và căm thù con. Có mẹ hắt hủi, không cho con bú, thậm chí đánh con, nếu không kiểm soát thì sẽ giết chính con mình, như trường hợp người mẹ trẻ tại Thạch Thất Hà Nội chấn động dư luận vừa qua.
Về giao tiếp xã hội, phụ nữ trầm cảm sau sinh sống khép mình, không muốn nói chuyện và tiếp xúc bên ngoài. Chính điều này càng khiến cho họ ngập sâu trong bế tắc, không giãy bày được rối ren trong tâm lý, vì thế tình trạng càng trở nên nặng nề hơn.
Đối với những trẻ em có mẹ bị trầm cảm cũng chịu tác động lớn, ảnh hưởng nhiều đến thể chất và sự phát triển toàn diện của trẻ. Đây là vấn đề các nhà khoa học đã nghiên cứu ra và khuyến cáo đến các chị em phụ nữ sắp làm mẹ.
Trẻ em là tờ giấy trắng, sự phát triển về tâm lý và tình cảm của bé thường là tấm gương phản chiếu hình ảnh bố mẹ và môi trường xung quanh bé. Vì vậy, chỉ khi mẹ yêu thương và săn sóc theo lẽ tự nhiên, bé cũng vì thế mà lớn lên trong sự an toàn và tin tưởng. Ngược lại, nếu bị ảnh hưởng bởi bệnh trầm cảm từ mẹ, bé sẽ trở nên căng thẳng, rối loạn tâm lý và hành vi ứng xử của bé thường mất kiểm soát, dễ bị kích động. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà trầm cảm có thể gây tác động như thế nào, nặng hay nhẹ.
Bé sẽ không cảm nhận được tình yêu thương và mối liên hệ gắn kết với mẹ. Biểu hiện bé thường khó chịu và khóc mỗi khi ở cùng mẹ. Không những vậy, giấc ngủ của trẻ không sâu, hay giật mình và khóc quấy vô cớ. Bé không có tính tự lập mà thường thụ động, trông chờ. Những bé bị ảnh hưởng bởi bệnh trầm cảm thường không có khả năng tiếp xúc xã hội, sống thu mình và khép kín.
Tác dụng của xông hơi đối với phòng chống trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh đang trở thành vấn đề được cả xã hội quan tâm. Để điều trị chứng bệnh này, cần có lộ trình và thời gian để người mẹ dần dần lấy lại cân bằng trong cảm xúc. Thư giãn nhẹ nhàng để thông thoáng suy nghĩ, tâm lý là cách hiệu quả phần nào giúp mẹ xả stress. Xông hơi kết hợp các thảo dược tự nhiên là liệu pháp được khoa học chứng minh có tác dụng phòng chống trầm cảm sau sinh rất tốt.
Quá trình xông hơi giúp cho hơi nóng đẩy lỗ chân long mở rộng, lưu thông khí huyết, an lạc, thư giãn tinh thần. Lúc này phụ nữ sẽ cảm nhận nhẹ nhàng nhất cảm giác bình yên, thư thái mang lại cho mình. Những tinh dầu thiên nhiên sẽ hòa quyện lại thúc đẩy quá trình lưu thông máu và các dây thần kinh được thư giãn tối đa. Lúc này người mẹ sẽ thấy lòng mminhf cũng dịu lại, tĩnh tâm và cảm xúc vì thế cũng được lắng động, không bột phát.
Xông hơi giúp phụ nữ thư giãn tinh thần, ngăn chặn chứng trầm cảm
Tuy nhiên, vì thể trạng người mẹ còn yếu không nên lạm dụng xông hơi quá lâu và quá nhiều lần vì sẽ gây tổn hại đến sức khỏe.
Bên cạnh việc xông hơi, thì chế độ ăn uống hợp lý, ngủ nghỉ và sự chăm sóc quan tâm của người thân sẽ giúp ích rất nhiều đến tâm sinh lý của phụ nữ, giúp họ lấy lại thăng bằng và ổn định lại cuộc sống của mình.