Xông hơi có lợi cho sức khỏe con người là điều đã được khoa học chứng minh. Riêng với chị em phụ nữ, ngoài việc xông hơi rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể lực thì còn giúp làm đẹp hiệu quả. Tuy nhiên có nguyên tắc “3 không”, chị em bắt buộc phải nhớ để tránh những hệ lụy đáng tiếc.
Không xông hơi khi đang mang thai
Thời tiết thay đổi dễ làm cho sức khỏe con người giảm sốt, dễ mắc cảm cốm, viruts. Lúc này việc xông hơi giải cảm, giải độc được coi như lựa chọn hiệu quả của nhiều người. Tuy nhiên với thai phụ lại hết sức tránh việc sử dụng phòng xông hơi tại nhà, máy xông hơi bởi nó có thể gây hại cho thai nhi.
Việc xông hơi không an toàn khi có bầu vì khi mẹ ngồi trong chăn kín với nồi nước xông nóng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Sự tăng nhiệt độ làm nóng nước ối, gây ảnh hưởng đến bào thai. Khi nóng, cơ thể mẹ xuất hiện cơ chế thoát mồ hôi nhưng bé nằm trong bụng mẹ thì không như thế. Gia tăng thân nhiệt mẹ có thể phá hủy các tế bào trong bào thai cũng như ngăn cản oxy tới được với bé. Nguy hiểm hơn, nó còn dẫn tới dị tật thai nhi hoặc sảy thai.
Xông hơi khi mang bầu có thể gây hại cho thai nhi
Một nghiên cứu cũng cho thấy trường hợp nhiệt độ cơ thể lên quá 38 độ C sẽ làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của bé trong 3 tháng đầu tiên và mất nước về sau trong thai kỳ. Không những vậy, sức nóng khi bà bầu xông hơi có thể làm cho bạn cảm thấy chóng mặt và làm hạ huyết áp. Trong khi đó, hiện tượng huyết áp thấp lại cần phải tránh trong suốt thai kỳ bởi vì điều này có thể làm giảm số lượng máu dẫn đến nhau thai.
Không xông hơi trong ngày hành kinh
Bản chất của việc xông hơi là có lợi, nhất là cho những người vừa bị cảm, mồ hôi không toát ra được xông hơi để đổ mồ hôi. Xông hơi rất tốt để trị bệnh hô hấp, thấp khớp…, Sau xông hơi thường mát xa thư giãn để cơ thể dễ chịu, khoan khoái. Với phụ nữ đang trong thời gian hành kinh thì tuyệt đối không nên xông hơi.
Trong giai đoạn này cơ thể của người phụ nữ thường mỏi mệt, mất máu. do đó, việc xông hơi lúc này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Xông hơi tác động làm lưu thông tuần hoàn máu nhưng khi đang có kinh nguyệt mà chị em xông hơi dễ gây nên tình trạng máu xuống nhanh và nhiều, làm cơ thể càng thêm mỏi mệt, chóng mặt, có thể nguy hại đến sức khỏe.
Không tắm ngay sau khi xông hơi
Sau khi xông hơi bạn phải chờ ít nhất 6 tiếng mới được tắm trở lại. Việc tắm ngay khi vừa xông hơi xong dù là nước ấm hay nước lạnh bởi lúc đó các lỗ chân lông đang nở ra sẽ hút nước, nếu tắm ngay các lỗ chân lông sẽ co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông, khiến đau nhức cơ thể và có thể bị cảm nhiễm, đặc biệt là tạng phổi, và tiêu hóa kém…
Không nên tắm sau khi xông hơi ít nhất 6 tiếng
Trên đây là 3 không tuyệt đối chị em phụ nữ không được làm nếu có ý định xông hơi. Ngoài ra để việc xông hơi tốt cho sức khỏe bạn cần chú ý thêm các vấn đề như không xông hơi quá lâu, không xông hơi sau khi ăn no, sau khi uống rượu bia… để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình.